THỰC TRẠNG NHIỄM ASEN TRONG SỮA VÀ SẢN PHẨM TỪ SỮA TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

Nguyễn Văn Chuyên1, Lê Tuấn Anh1, Trần Thị Nhị Hà2, Nguyễn Thị Thu Trang1, Hoàng Thị Trường1, Tống Đức Minh1, Đinh Thị Diệu Hằng3, Vũ Đình Chính3
1 Học viện Quân y
2 Sở Y tế Hà Nội
3 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mức độ nhiễm kim loại Asen trong một số loại sữa, sản phẩm từ sữa tại Cần Thơ, năm 2021.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chọn 250 sản phẩm sữa, bánh sữa và phomai được tiêu thụ phổ biến nhất tại khu vực nghiên cứu, trong đó 50 sản phẩm sữa bột, 50 sản phẩm sữa lỏng, 50 sản phẩm sữa chua, 50 sản phẩm phomai và 50 sản phẩm bánh sữa được thu thập từ các trạng trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa. Đánh giá mức độ ô nhiễm Asen.


Kết quả: Trong 250 mẫu nghiên cứu, có 220 mẫu nhiễm và 30 mẫu không phát hiện hàm lượng Asen, mức độ nhiễm trung bình là là 145,92 µg/l trong đó hàm lượng Asen trung bình từ cao đến thấp là phomai, bánh sữa, sữa lỏng, sữa chua và thấp nhất là sữa bột với giá trị lần lượt là 178,62 µg/l; 169,32 µg/l; 147,44 µg/l; 127,52 µg/l và 106,68 µg/l. Tuy nhiên, chúng tôi phát hiện 4 mẫu vượt quá giá trị tối đa cho phép là 500 µg/L theo QCVN 8-2:2011/BYT, bao gồm 2 mẫu sữa lỏng và 2 mẫu phomai.


Kết luận: Cần thực hiện thêm các nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng bởi Asen đến sức khỏe người tiêu dùng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Ángel G, Rosa MO, Introduction and Excutive summary of the Supplement, Role of Milk and Dairy Products in Health and Prevention of Noncommunicable Chronic Diseases: A Series of Systematic Reviews, Advances in Nutrition, 2019; 10(2): 67-73.
[2] Miguel ADLF, Manuela J, Milk and dairy products: Handbook of mineral elements in food, 2015, 645-668.
[3] Paul BT, Clement GY, Anita KP et al., Heavy Metals Toxicity and the Environment: Molecular, Clinical and Environmental Toxicology, 2012; 1(1): 133-164.
[4] Miwako D, Katsuyuki M, Philippe G, Long-term consequences of arsenic poisoning during infancy due to contaminated milk powder. Environmental Health, 2006, 5(1): 1-7.
[5] Ayar A, Sert D, Akın N et al., The trace metal levels in milk and dairy products consumed in middle Anatolia—Turkey. Environmental monitoring and assessment, 2009, 152(1): 1-12.
[6] Hanh HT, Sunbaek B, Kyoung-Woong K et al., Arsenic in groundwater and sediment in the Mekong River delta, Vietnam. Environmental Pollution, 2010, 158(8): 2648-2658.
[7] Arianejad M, Alizadeh M, Bahrami A et al., Levels of some heavy metals in raw cow's milk from selected milk production sites in Iran: is there any health concern. Health promotion perspectives, 2015, 5(3): 176.
[8] Bilandžić N, Đokić M, Sedak M et al., Trace element levels in raw milk from northern and southern regions of Croatia, Food chemistry, 2011, 127(1): 63-66.
[9] Ghosh A, Majumder S, Awal M et al., Arsenic exposure to dairy cows in Bangladesh. Archives of environmental contamination and toxicology, 2013, 64(1): 151-159.
[10] Castro-González NP, Calderón-Sánchez F, Castro de Jesús J et al., Heavy metals in cow’s milk and cheese produced in areas irrigated with waste water in Puebla, Mexico. Food Additives & Contaminants: Part B, 2018, 11(1): 33-36.