45. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI TRẦM CẢM Ở HỌC SINH CUỐI CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Nguyễn Thị Hà1, Ngô Văn Lăng2, Nguyễn Hồng Minh2, Nguyễn Thị Phương Anh2, Nguyễn Thị Thảo3, Ngô Ngọc Hoài3, Lê Thị Minh Thư4, Nguyễn Hữu Tài Vinh4, Lê Huyền Trang4, Trần Phương Thảo4
1 Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Trường Đại học Phenikaa
3 Trường Đại học Y tế Công cộng
4 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh cuối cấp trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 986 học sinh khối 12, cấp trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội từ ngày 1/12/2023 đến 30/5/2024.


Kết quả: 51,9% học sinh có trầm cảm ở các mức độ, trong đó mức độ tối thiểu là 29,9%, mức độ nhẹ là 10,7%, mức độ trung bình là 6,4%, mức độ nặng là 4,9%. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ mắc trầm cảm là: giới tính, áp lực học tập, bị bắt nạt tinh thần, bị bắt nạt trực tuyến, nghiện sử dụng điện thoại (p < 0,01). Trong đó, áp lực học tập, bị bắt nạt tinh thần, bị bắt nạt trực tuyến, nghiện sử dụng điện thoại có tỷ suất chênh rất cao giữa các nhóm.


Kết luận: Có 51,9% học sinh cuối cấp trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội mắc trầm cảm ở các mức độ. Các giải pháp nên tập trung vào các yếu tố: áp lực học tập, bị bắt nạt tinh thần, bị bắt nạt vật lý, bị bắt nạt trực tuyến, nghiện sử dụng điện thoại ở học sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] World Health Organization. 2020 September 28, New WHO guidelines on promoting mental health among adolescents. https://www.who.int/news/item/28-09-2020-new-who-guidelines-on-promoting-mental-health-among-adolescents.
[2] Dat Tan Nguyen, Christine Dedding, Tam Thi Pham, Pamela Wright, Joske Bunders. Depression, anxiety, and suicidal ideation among Vietnamese secondary school students and proposed solutions: a cross-sectional study. BMC Public Health, 2013, 13, 1195. https://doi.org/10.1186/1471-2458-13-1195.
[3] Sun J, Dunne M.P, Hou X.Y, Xu A.Q. Educational Stress Scale for Adolescents. Journal of Psychoeducational Assessment, 2011, 29 (6), 534-546. doi: 10.1177/0734282910394976.
[4] Gaete J, Valenzuela D, Godoy M.I, Rojas-Barahona C.A, Salmivalli C, Araya R. Validation of the Revised Olweus Bully/Victim Questionnaire (OBVQ-R) among adolescents in Chile. Frontiers in Psychology, 2021, 12, 578661. doi: 10.3389/fpsyg.2021.578661.
[5] Kwon M, Kim D.J, Cho H, Yang S. The Smartphone Addiction Scale: Development and validation of a short version for adolescents. PLOS ONE, 2013, 8 (12), e83558. doi: 10.1371/journal.pone.0083558.
[6] Kroenke K, Spitzer R.L, Williams J.B.W. The PHQ-9: Validity of a brief depression severity measure. Journal of General Internal Medicine, 2001, 16 (9), 606-613. doi: 10.1046/j.1525-1497.2001.016009606.x.
[7] Taquet M, Luciano S, Geddes J. R, Harrison P.J. Incidence and prevalence of clinically diagnosed depression and anxiety among U.S. children and young adults: A cohort study. JAMA Network Open, 2024, 7 (10), e2824286. https://doi.org/10.1001/jamanetworkopen.2024.2824286.
[8] World Health Organization. Mental health, WHO Vietnam, https://www.who.int/vietnam/vi/health-topics/mental-health.
[9] World Health Organization. WHO publication on adolescent mental health. https://www.who.int/publications/i/item/978924005.14934.638.
[10] Nirudya V, Reddy M.M, Chandrasekhar R.S, Purushotham A, Mano R.V. Prevalence of depression in school going adolescents and its impact on scholastic performance: A cross sectional study. Cureus, 2023, 15 (4), e38340. https://doi.org/10.7759/cureus.38340.
[11] UNICEF Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nghiên cứu toàn diện về các yếu tố liên quan đến trường học ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và sự phát triển toàn diện của trẻ em nam và nữ vị thành niên tại Việt Nam [Bản tóm tắt nghiên cứu]. UNICEF Việt Nam, 2022.
[12] Ye Z, Wu D, He X, Ma Q, Peng J, Mao G, Feng L, Tong Y. Meta-analysis of the relationship between bullying and depressive symptoms in children and adolescents. BMC Psychiatry, 2023, 23 (1), 215. https://doi.org/10.1186/s12888-023-04681-4 .
[13] Steare T, Gutiérrez Muñoz C, Sullivan A, Lewis G. The association between academic pressure and adolescent mental health problems: A systematic review. Journal of Affective Disorders, 2023, 339, 302-317. https://doi.org/10.1016/j.jad.2023.07.028.
[14] Davey S, Davey A. Prevalence of smartphone addiction in school going adolescents and its association with depression symptoms. Journal of Developmental & Behavioral Pediatrics, 2023, 44 (12), Article 12030. https://doi.org/10.1097/JDB.00000000000012030.